Sở hữu một bộ sạc nhanh (tẩu sạc ô tô) tại nhà giúp bạn thuận tiện hơn rất nhiều trong việc sạc xe điện. Bạn có thể cắm sạc xe vào buổi tối và thức dậy với pin đầy vào sáng hôm sau. Khi có một bộ sạc nhanh tại nhà, bạn không cần chờ đợi ở các trạm sạc công cộng.
Trước khi chọn sở hữu một bộ sạc nhanh tại nhà, bạn cần nắm rõ một số thông tin. Việc này giúp bạn lựa chọn đúng bộ sạc đáp ứng theo nhu cầu của mình, với chi phí đầu tư tối ưu. Bạn có thể hình dung rằng việc lắp đặt một bộ sạc tại nhà, cũng giống như việc lắp đặt các thiết bị điện chuyên dụng trong nhà như máy lạnh, máy giặt… Nhưng bộ sạc yêu cầu nguồn điện đầu vào lơn hơn rất nhiều. Nên việc lắp đặt cần tuân thủ các quy tắc an toàn điện, đảm bảo an toàn cho người dùng và xe cắm sạc. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn chọn một bộ sạc xe điện chất lượng, phù hợp với nhu cầu và túi tiền của bạn:
1. Chi phí lắp đặt một bộ sạc nhanh tại nhà là bao nhiêu?
Một bộ sạc nhanh tại nhà của các nhãn hiệu Âu-Mỹ (Đức, Mỹ, Anh…) có chi phí lắp đặt từ 20 – 30 triệu đồng. Chi phí trọn gói này đã bao gồm thiết bị, phụ kiện, phí lắp đặt. Một bộ sạc nhanh tại nhà có công suất từ 7kW – 22kW, sử dụng điện 1 pha trong gia đình hoặc 3 pha ở các bãi giữ xe, phân xưởng xí nghiệp. Từ kinh nghiệm lắp đặt của Top Sạc cho thấy, chi phí gia tăng thêm phần lớn do vị trí lắp đặt nằm xa nguồn điện. Chiều dài dây dẫn, vật liệu bảo vệ dây, chi phí nhân công… các chi phí này sẽ làm tăng chi phí lắp đặt trọn gói. Vì vậy, bạn nên chọn một vị trí hợp lý để tối ưu chi phí lắp đặt bộ sạc nhanh tại nhà.
Mặc dù bạn đã chọn vị trí hợp lý nhất có thể. Đôi khi, chi phí lắp đặt vẫn cao ngất ngưỡng, chủ yếu vì chi phí dây dẫn, thiết bị đóng cắt bảo vệ… Bạn hãy yêu cầu người thợ giải thích rõ, xem bạn có rơi vào tình huống sau đây hay không? Một số ngôi nhà có đường dây điện cũ hoặc quá nhỏ, không đủ sức tải lượng điện cần thiết cho bộ sạc nhanh của bạn. Trong tình huống này, bạn bắt buộc phải thay một đường dây mới, dẫn từ bộ sạc của bạn thẳng đến nguồn điện. Vì khi hoạt động, bộ sạc sẽ kéo theo một lượng điện lớn tải trên đường dây. Nếu đường dây điện của bạn quá yếu, sẽ sinh ra hiện tượng nóng dây dẫn, chảy lớp nhựa cách điện, gây nguy cơ mất an toàn.
2. Những tính năng nào sẽ cần thiết trong bộ sạc nhanh?
– Cáp sạc dài từ 5 mét trở lên
Cáp sạc dài sẽ giúp bạn linh hoạt hơn. Vị trí lắp đặt bộ sạc là cố định nhưng vì một lý do gì đó, bạn không thể đỗ xe vào vị trí quen thuộc hoặc hướng đỗ xe bắt buộc bị thay đổi. Một cáp sạc dài sẽ giúp bạn xử lý tình huống này dễ dàng hơn. Nếu bạn có ý định trang bị thêm ô tô điện trong tương lai, bạn nên chọn vị trí lắp và chiều dài cáp hợp lý để có thể sạc tất cả ô tô điện một cách thuận tiện.
– Các chứng nhận an toàn của bộ sạc và cáp sạc (EN 50620, IEC 61851-1, EN 55011…)
Khi xuất xưởng, bất kỳ một bộ sạc xe điện nào cũng phải qua quy trình kiểm tra bởi các tổ chức chuyên trách về an toàn nhằm đảm bảo rằng bộ sạc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của ngành. Bạn nên lựa chọn các bộ sạc đã trải qua nhiều bài kiểm tra, đạt nhiều tiêu chuẩn khác nhau (tiêu chuẩn an toàn bộ sạc, tiêu chuẩn an toàn cáp sạc, tiêu chuẩn sóng điện từ ảnh hưởng lên sức khỏe người dùng …)
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều bộ sạc gia đình giá rẻ đã bỏ qua các chứng nhận này để giảm giá thành. Các bộ sạc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lỗi, gây mất chi phí sửa chữa. Trong tình huống không mong muốn, có thể gây ra hư hỏng xe hoặc mất an toàn cho con người, tài sản. Một số nhà cung cấp giá rẻ sẽ tặng kèm gói Bảo hiểm cháy nổ. Nhưng đây chỉ là biện pháp “chữa cháy”. Bạn nên “phòng cháy”, tự bảo vệ mình, người thân và tài sản bằng cách chọn một bộ sạc an toàn, chất lượng.
– Điều khiển bộ sạc qua Ứng dụng điện thoại
Qua thực tế lắp đặt, Top Sạc nhận thấy việc kết nối bộ sạc xe điện và Ứng dụng sạc thông minh không phải là một tính năng thật sự cần thiết. Nhưng nếu có tính năng này, bạn có thể kiểm soát bộ sạc tốt hơn thông qua điện thoại. Từ việc điều khiển sạc, dừng sạc … cho đến điều chỉnh công suất sạc …bạn đều có thể thực hiện trên Ứng dụng sạc thông minh.
– Công suất bộ sạc – yếu tố quyết định thời gian sạc xe điện
Khả năng nạp điện vào xe nhanh hay chậm của một bộ sạc được đặc trưng bởi công suất của nó (kilowatt – kW). Con số này cho biết bộ sạc có thể nạp vào xe bao nhiêu kWh điện sau mỗi giờ sạc. Mỗi loại xe lại có dung lượng pin khác nhau. Dựa vào hai yếu tố này, bạn sẽ tính toán được thời gian sạc đầy xe. Vd:
- Bộ sạc 7kW sẽ sạc đầy xe VFe34 (pin 42kWh) trong 6 giờ (42 / 7 = 6)
- Bộ sạc 11kW sẽ sạc đầy xe VF8 (pin 88.8 kWh) trong gần 8 giờ
Trên thị trường Việt Nam, có hai loại sạc thông dụng là Sạc thường, còn gọi là Sạc AC. Loại còn lại là Sạc nhanh, còn gọi là Sạc DC. Nhìn chung, công suất sạc càng cao và công nghệ pin càng hiện đại sẽ giúp bạn sạc nhanh hơn. Bạn nên lưu ý rằng, tốc độ sạc cũng không giống nhau trong suốt quá trình sạc. Khi dung lượng pin gần 0% nó sẽ sạc với tốc độ cao nhất. Nhưng khi pin gần đầy, quá trình sạc sẽ chậm lại để bảo vệ pin. Thông thường, các nhà sản xuất xe điện sẽ điều chỉnh tốc độ sạc từ mức 80% dung lượng pin.
Bạn cũng không cần lo lắng nếu bộ sạc của bạn có công suất lớn hơn mức xe yêu cầu. Ví dụ bộ sạc 22kW cắm vào xe VFe34. Phần mềm của xe sẽ xử lý việc này. Xe của bạn sẽ báo cho bộ sạc biết mức năng lượng mà nó cần. Từ đó đảm bảo không bao giờ nạp nhiều hơn mức nó có thể xử lý.
– Tốc độ sạc xe
Thực tế cho thấy, khi sạc ở nhà, tốc độ sạc không phải là điều quan trọng nhất. Nếu xe điện của bạn thường xuyên đậu qua đêm từ 8 đến 12 tiếng (giờ). Bạn sẽ có một chiếc VFe34 hoặc VF8 đầy pin khi dùng bộ sạc 7kW hoặc 11kW tương ứng. Để kéo dài tuổi thọ của pin, bạn nên sạc khi xe còn 30% đến 80% pin. Bạn chỉ nên sử dụng hết dung lượng của pin trong tình huống cần phải đi xa.
Nếu như bạn đang sử dụng xe điện Vinfast VF e34. Bộ sạc 7 kW – 1 pha sẽ là tối ưu cho xe của bạn. Với các dòng VF8 và VF9, chúng có thể nhận bộ sạc lên đến gần 11 kW – 3 pha. Với phần mềm mới cập nhật trên xe VF8 và VF9, các dòng này chỉ nhận bộ sạc 11 kW. Khi cắm bộ sạc 22kW thì xe cũng chỉ nhận 11kW thôi.
3. Tôi cần đường dây điện như thế nào để cấp cho bộ sạc xe điện?
Một bộ sạc 22kW sẽ yêu cầu đường dây chịu tải nặng hơn bộ 11kW. Khả năng chịu tải của dây điện đặc trưng bởi kích thước dây, cường độ dòng điện (Ampe) mà dây có thể tải. Nếu bạn có bộ sạc 11 kW- 3 pha. Đồng nghĩa với việc bạn cần một dây dẫn chịu được cường độ dòng điện là 16 Ampe. Nếu bộ sạc của bạn là 22 kW – 3 pha, thì con số này là 32 Ampe. Tương tự với 7 kW – 1 pha là 32 Ampe.
4. Làm cách nào để tìm một thợ điện giỏi để lắp bộ sạc cho xe điện của tôi?
Các trạm sạc tại nhà thường yêu cầu kết nối cố định với nguồn điện. Công việc này tương tự như việc lắp đặt máy giặt, máy lạnh … Nhưng yêu cầu chuyên môn về điện cao hơn. Vì công suất bộ sạc xe điện lớn hơn rất nhiều so với các thiết bị gia dụng khác. Một thợ điện giàu kinh nghiệm sẽ có đủ kiến thức về hệ thống điện trong nhà và bộ sạc. Người thợ sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng và an toàn cho toàn bộ hệ thống của bạn.
Khi đã xác định được đơn vị lắp đặt, vấn đề tiếp theo là chi phí lắp đặt. Không có câu trả lời cố định cho mọi tình huống. Chi phí sẽ tùy thuộc vị trí lắp đặt, chất lượng của thiết bị bảo vệ. Cũng như dây dẫn được chọn, khả năng chịu tải của đường điện hiện hữu của nhà bạn… Bạn nên tham khảo <Bảng giá vật tư và công lắp đặt Bộ sạc xe điện> của chung tôi để nắm rõ nhất về tổng chi phí cần chuẩn bị.
5. Xe của tôi đi kèm với cáp sạc. Tôi có thể sử dụng nó làm bộ sạc tại nhà không?
Câu trả lời là có. Loại sạc này thường được gọi là cáp sạc di động. Nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó như một bộ sạc tại nhà. Vấn đề là, các bộ sạc di động này thường có công suất 3kW hoặc 7kW. Công suất này sẽ phù hợp với xe VFe34 (với dung lượng pin khoản 40kWh). Với dòng VF8 hoặc VF9 (dung lượng pin khoản 90kWh) thì thời gian sạc sẽ hơn 12 giờ. Trong tình huống này, bộ sạc 11kW hoặc 22kW sẽ thuận tiện hơn cho bạn.
Sau một thời gian dài sử dụng, bạn cũng cần lưu ý đến khả năng chịu tải của dây điện. Các ổ cắm trong nhà thường được thiết kế với khả năng chịu tải dưới 32 Ampe. Bộ sạc di động nên được kết nối vào một đường dây điện riêng. Việc này giúp đảm bảo khả năng chịu tải và sự an toàn của đường điện.